Chuyển sang Blog mới Viva Azure – http://vivazures.com/

Chào các bạn,

Sau một thời gian ổn định công việc, nay Huy viết lại blog tại trang http://vivazures.com/

Mời các bạn ghé thăm

Xin cám ơn

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Web Application Proxy – Giới thiệu

I) Giới thiệu

Web application proxy là tính năng mới trong Windows Server 2012 R2. Làm proxy trung gian cho việc chứng thực giữa các ứng dụng bên trong công ty và các thiết bị bên ngoài network của người dùng. Bằng cách publish các ứng dụng trong công ty để các thiết bị người dùng bên ngoài (outside) có thể truy cập vào các ứng dụng bên trong (inside) công ty. Người dùng sẽ có thể dùng thiết bị mình để sử dụng các ứng dụng này một cách trực tiếp.

II) Tổng quan

1111

Đa phần, doanh nghiệp triển khai WAP theo cơ chế chứng thực bằng Active Directory Federation Service. Đối tượng truy cập là các device của người dùng, các công ty bên ngoài mà bạn cho phép chia sẻ tài nguyên, các hạ tầng Cloud như Office 365, Windows Azure, SaaS Apps.

22222

Các cấu hình của Web Application Proxy server sẽ được lưu trên AD FS Server, cho nên bắt buộc WAP phải liên lạc được với AD FS server. Ngoài ra, bạn có thể triển khai thêm các Web Application Proxy server và chạy Failover Cluster cho chúng

Web Application Proxy được triển khai giữa firewall bên ngoài và firewall bên trong công ty:

  • Khi WAP tiếp nhận một HTTPS traffic của người dùng từ bên ngoài yêu cầu truy cập ứng dụng (Published application), nó không dùng HTTPS traffic này để gửi trực tiếp tới ứng dụng. Thay vào đó, WAP sẽ tạo một request mới của chính WAP để gửi tới ứng dụng. Lúc này, WAP được gọi là trung gian (session-level buffer) giữa người dùng bên ngoài và published application bên trong, cô lập các truy cập bên ngoài và AD FS server. Ngoài ra, việc drop các HTTPS traffic bên ngoài và tạo request tới ứng dụng mới sẽ tránh được các loại tấn công theo cơ chế DoS, Zero-day, SSL.
  • Sau khi WAP thay mặt người dùng gửi một request tới ứng dụng để xác thực. Lúc này việc xác thực sẽ được AD FS thực hiện. Nếu xác thực thành công, AD FS sẽ gửi lại token cho WAP để cho phép truy cập vào ứng dụng. WAP nhận được token sẽ xác định xem là người dùng nào.
  • Lúc này đã chính thức cho phép thiết bị của người dùng là hợp pháp và người dùng có thể sử dụng token này để truy cập ứng dụng.

Lưu ý: người dùng ở bên trong công ty truy cập vào ứng dụng thì không cần đi qua WAP mà chứng thực thẳng vào AD FS server.

III) Cơ chế Authentication trong WAP

Việc chứng thực (authentication) sẽ được người quản trị cấu hình sẵn, lúc này được gọi là pre-authenticate. Có 2 cơ chế chứng thực là bằng AD FS và Pass-through:

  • AD FS: mọi yêu cầu chứng thực của người dùng gửi đến cho WAP sẽ được redirect đến cho AD FS. (Preauthenticate)
  • Passthrough: cho phép người dùng truy cập vào ứng dụng mà không cần chứng thực, nhưng sẽ yêu cầu người dùng chứng thực nếu muốn xem nội dung của ứng dụng đó. (Thường thấy là 2 cơ chế NTLM và Basic Authentication)

Các tính năng của Active Directory Federation Services (AD FS) hỗ trợ cho WAP:

  • Workplace Join: là tính năng hoàn toàn mới trong Windows Server 2012 R2 cung cấp cho AD FS. Cho phép các thiết bị của người dùng có thể tham gia (join) vào môi trường làm việc mà không cần phải join domain, là giải pháp cho BYOD (Bring Your Own Device). Tính năng này phải cấu hình cơ chế DRS (Devices Registration Service)
  • SSO (Single-Sign-On): cho phép người dùng chỉ cần chứng thực một lần duy nhất và có thể truy cập tất cả các published application, thay vì mỗi lần truy cập một ứng dụng phải chứng thực.
  • Multifactor Authentication (MFA): chứng thực nhiều phiên. Ví dụ, một người dùng được coi là chứng thực thành công (registed device) là khi người dùng chứng thực thành công theo các cơ chế (Integrated Windows authenticated, OTP, Smart card) và thiết bị của họ phải được khai báo sẵn trong hệ thống. Tính năng này phải dùng certificate để chứng thực
  • Multifactor Access Control: quản lý truy cập dựa trên các rule đưa ra. Người dùng được permit hoặc deny việc truy cập ứng dụng/tài nguyên khi thỏa đầy đủ các rules mà AD FS đưa ra. Bao gồm như user, devices, location, authentication data.

Bài viết đang được cập nhật………….

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Cài đặt và chạy Hyper-V Server 2012 R2 trên USB

I) Giới thiệu

Đôi khi hạ tầng của doanh nghiệp có một số dòng server không có ổ cứng, và để chạy được hệ điều hành phải boot hệ điều hành qua SAN/iSCSI SAN hoặc SD Card/USB. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tạo và chạy hệ điều hành Hyper-V Server 2012 R2 trên USB. Giúp bạn có thể chạy Hyper-V Server trên bất kỳ server và ở bất kỳ nơi nào.

Hyper-V Server 2012 R2 là phiên bản miễn phí cho phép tải về và cài đặt. . Là phiên bản Stand-alone và chỉ chứa duy nhất lớp ảo hóa (Hypervisor) để chạy Hyper-V nên ít tiêu tốn tài nguyên CPU/Memory. Hyper-V Server chứa đầy đủ các tính năng (feature) và thành phần (components) giống như role Hyper-V trong Windows Server 2012 R2.

II) Chuẩn bị

  • Tải và download Hyper-V Server 2012 R2 tại đây
  • Tải và download Windows AIK for Windows 7 tại đây
  • Bài lab thực hiện trên Windows 7

III) Thực hiện

1) Cài đặt Windows AIK for Windows 7

  • Chạy StartupCD.exe và chọn “Windows AIK Setup” để tiến hành cài đặt

0

  • Chọn “I Agree”

0 2

  • Chọn đường dẫn cài đặt –> Để mặc định

0 3

  • Tiến hành cài đặt

0 4

2) Copy file Install.WIM của Hyper-V Server 2012 R2 DVD

  • Vào DVD –> Sources –> tìm file “Install.WIM” và copy chúng

2

  • Tạo một thư mục tạm trên ổ C và đặt tên “Temp” –> Past file “Install.WIM vào”

3

3) Tạo một file VHD bằng Diskpart và cho hiển thị ổ VHD

  • Vào Windows –> tìm “cmd” và chuột phải “Run as administrator”

4 0

  • Tạo một thư mục hvboot trên ổ C để chứa file VHD bằng lệnh “mkdir c:\hvboot”, gõ Diskpart để dùng tool này tạo file VHD

4 

    • Tạo một vhd với dung lượng 6GB, chứa ở thư mục hvboot:
      • Create vdisk file=c:\hvboot\HyperV.vhd maximum=6000 type=fixed
    • Tạo một partition và attach file VHD vừa tạo để có thể nhìn thấy ổ đĩa HyperV.vhd (R:)
      • Select vdisk file=c:\hvboot\HyperV.vhd
      • Attach vdisk
      • create partition primary
      • assign letter=R
    • Format ổ đĩa và đặt tên:
      • format quick fs=ntfs label=HyperV

5

  • Kết quả

6

4) Đưa Hyper-V Image vào ổ đĩa VHD vừa tạo và detach ổ HyperV (R:)

Sau khi đã tạo file VHD, bước tiếp theo là đưa Hyper-V Image (Install.WIM) vào ổ đĩa VHD này

  • Đi tới thư mục Windows AIK và chọn kiến trúc, tùy vào dòng server mà có các loại kiến trúc phù hợp (vd: x86, ADM, IA64)
    • Gõ: cd “C:\Program Files\Windows AIK\Tools\x86”
  • Thực hiện ép HyperV Image vào ổ đĩa VHD:
    • Gõ: /Apply C:\Temp\Install.WIM 1 R:\

8

  • Hoàn thành

9

  • Thực hiện detach ổ đĩa HyperV (ổ R:), gõ:
    • Diskpart
    • Select vdisk file=c:\hvboot\HyperV.vhd
    • detach vdisk
    • exit

10

5) Cắm USB vào, tiến hành format USB và đưa file VHD vào

  • Xác định USB bằng diskpart, gõ:
    • Diskpart
    • List disk –> xác định ổ đĩa nào có kích thước là 8GB

6666666666666

  • Format và đặt lại là ổ đĩa Z và tạo một partition để hiển thị USB, gõ:
    • Clean
    • Create partition primary
    • Select partition 1
    • Active
    • Format quick fs=ntfs
    • Assign letter=Z
    • Exit

11

  • Copy file HyperV.vhd và dán vào USB (Z:)

12

  • Kết quả

5555555555555555

6) Tạo MBR (Master Boot Record) và sao chép các tập tin khởi động trong thư mục Windows vào USB

  • Dùng bootsect tool trong Windows AIK để tạo ra MBR cho USB, tùy vào kiến trúc của server, Gõ:
    • cd “C:\Program Files\Windows AIK\Tools\PETools\X86\”
    • Bootsect /nt60 z: /force /mbr

14

  • Attach lại file VHD để tiến hành tạo bcdboot cho bước sau, gõ:
    • Diskpart
    • Select vdisk file=Z:\HyperV.vhd
    • Attach vdisk

15

  • Thực hiện copy một số file hệ thống trong thư mục Windows của HyperV.vhd vào ổ đĩa USB (Z:), gõ:
    • bcdboot R:\Windows /s Z:

16

7) Disable Paging File và detach ổ đĩa HyperV.vhd

  • Load Registry, gõ:
    • Reg load HKLM\HyperVTemp R:\Windows\System32\Config\System
  • Remove paging file bằng cách thay giá trị thành rỗng, gõ:
    • Reg add “HKLM\HyperVTemp\ControlSett001\Control\Session Manager\Memory Management” /v PagingFiles /t REG_MULTI_SZ /d “” /f
  • Delete các Paging File, gõ:
    • Reg delete “HKLM\HyperVTemp\ControlSet001\Control\Session Manager\Memory Management” /v ExistingPageFiles /f
  • Unload Registry, gõ:
    • Reg unload HKLM\HyperVTemp

18

  • Detach ổ đĩa HyperV.vhd, gõ:
    • Diskpart
    • Select vdisk file=Z:\HyperV.vhd
    • Detach vdisk

19

8) Kiểm tra và boot bằng USB

Sau khi hoàn tất việc cấu hình, ta tiến hành kiểm tra USB

  • Cắm USB vào Server và chọn USB

21

  • Chọn hệ điều hành

22

  • Hệ thống tiến hành nhận diện một số device trong Server và quét Driver

23

  • Lần đầu tiên khởi động, hệ điều hành sẽ kêu bạn đổi password Administrator

24

  • Hoàn tất quá trình Boot, lúc này bạn chỉ việc cấu hình Computer Name, Network, Firewall, Date and Time….

25

Posted in Virtualization | Tagged , , | Leave a comment

Tạo một template máy ảo trong Hyper-V

I) Giới thiệu

1111

Việc tạo một máy ảo, sau đó cài đặt một hệ điều hành (OS) và ứng dụng (application) cho chúng sẽ mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, bạn còn phải cập nhật (Patch/Service Pack), cấu hình và cài đặt các thành phần khác. Ví dụ, bạn cần phải triển khai 20 máy Windows 8.1 với đầy đủ các phần mềm Office, Software, Antivirus và các ứng dụng Client/Server cho người dùng trong công ty trong vòng 1 ngày thì trở nên rất khó khăn.

Giải pháp tiết kiệm và nhanh chóng tạo ra (provision) hàng loạt các máy ảo bằng cách dùng Template. Bạn chỉ cần tạo ra một máy ảo, sau đó cài đặt đầy đủ các phần mềm, cập nhật hệ điều hành và ứng dụng, cuối cùng đóng gói lại thành một Template (thực chất là một file VHD). Và bạn có thể tạo ra hàng loạt các máy ảo bằng cách copy file VHD, mỗi file VHD là một máy ảo.

Lưu ý : các máy ảo như AD DS, SQL Server không chạy Sysprep.

II) Thực hiện

1) Tạo template cho máy ảo

  • Trên máy ảo vào Run –> gõ Sysprep

1

  • Chạy sysprep.exe

2

  • Chọn “Generalize” và “Shutdown”.

3 

  • Hệ thống sẽ chạy sysprep và tự động shutdown sau khi xong, lúc này trở thành Template

6

  • Sau khi shutdown, ta copy file VHD của máy ảo và lưu trữ vào một nơi khác để làm template.

7

2. Thực hiện tạo máy ảo và kiểm tra

  • Tạo thư mục mới chứa máy ảo muốn tạo thêm và dán file VHD vào thư mục

8

  • Tiến hành tạo máy ảo –> Chuột phải Hyper-V Server và chọn New –> Virtual Machine

9

  • Dẫn tới đường dẫn file VHD trong thư mục máy ảo mới

10

  • Start máy ảo lên

11

  • Hệ thống đang khởi tạo và quét driver

12

  • Máy ảo tiến hành chạy Sysprep và yêu cầu khai báo thông tin

13

14

  • Khai báo Password

15

  • Hệ thống đang thiết lập cấu hình

16

  • Hoàn thành việc tạo một máy ảo mới bằng template.

17

Posted in Virtualization | Tagged , , | Leave a comment

Convert Physical Computer to Virtual Machine

I) Giới thiệu

Disk2VHD là một công cụ cho phép tạo ra và đóng gói một Physical Computer thành một file VHDX để có thể trở thành một máy ảo (Physical-to-Virtual Computer). Lợi ích của Disk2VHD là cho phép chạy trực tiếp trên máy Physical Computer (Online) và không cần phải restart hoặc shutdown máy vật lý. Ngoài ra, Disk2VHD có khả năng lưu lại các thời điểm snapshot của tính năng Windows’s Volume Snapshot.

Mỗi ổ đĩa vật lý của máy vật lý sẽ tương ứng với một file VHDX và vẫn giữ lại thông tin cấu trúc và partition của ổ đĩa. Sau khi đã hoàn thành việc chuyển đổi và tạo ra file VHDX, lúc này ta tạo một máy ảo và gắn (attach) file VHDX vào máy ảo.

II) Thực hiện

11111

1) Chuyển đổi Physical Computer thành VHDX

  • Tải và cài đặt Disk2VHD tại đây (lưu ý: thực hiện trên máy physical computer cần chuyển đổi)

1

  • Giải nén và chạy file “disk2vhd.exe” với quyền Administrator

5

6

  • Chọn các ổ đĩa cần chuyển đổi (có thể có nhiều physical disk). Nên chọn “Use VHDX” để chuyển đổi thành đuôi VHDX (hỗ trợ tới 64TB) và có thể chọn tính năng “Volume Shadow Copy” để giữ lại các snapshot của tính năng Windows’s Volume Snapshot.

7

  • Sau đó chọn đường dẫn lưu file và nhấn “Create”, chương trình sẽ tiến hành chuyển đổi.

8

  • Hoàn thành việc chuyển đổi

9

  • Kết quả

10

2) Tạo máy ảo và gắn file VHDX vào máy ảo để trở thành Virtual Computer

  • Chuột phải Hyper-V Server, chọn New –> Virtual Machine

11 0

  • Đặt tên máy ảo

11

  • Chọn ổ đĩa VHDX vừa tạo ra

12

  • Nhấn Finish để hoàn thành

13 

  • Start máy ảo lên

13 1

  • Kết quả

14

3) Cài đặt (cập nhật) tính năng Integration Services

  • Trên console của máy ảo, chọn Action –> Insert Integration Services Setup Disk

4

  • Chọn “Install Hyper-V Integration Services”

5

  • Chọn Ok để tiến hành cập nhật/cài đặt

6

  • Đang trong tiến trình cài đặt

7

  • Kết thúc và yêu cầu restart lại máy ảo

9

Posted in Virtualization | Tagged , , | Leave a comment

Create, Expand, Shrink, Convert VHD to VHDX

I) Giới thiệu

111111111

Bắt đầu từ Windows Server 2012, các máy ảo mặc định sử dụng chuẩn VHDX để lưu trữ. Chuẩn VHDX hỗ trợ lưu trữ tới 64TB (đối với VHD là 2TB). Hỗ trợ block size tới 256MB và mỗi sector có kích thước là 4KB. Chuẩn VHDX cải thiên độ bảo mật hơn và giảm thiểu việc corrupt (hư hại) khi có sự cố đột ngột xảy ra như mất điện.

II) Chuyển đổi một ổ đĩa dạng VHD sang VHDX

Việc chuyển đổi VHD sang VHDX sẽ mất dữ liệu đối với trường hợp :

  • VHD theo cơ chế Differencing Disk
  • VHD có các snapshot (checkpoint) sẽ bị xóa mất
  • VHD nào đang dùng tính năng Initial Replication, Resynchronize, Test Failover và Failover.

1

  • Chọn ổ đĩa VHD cần chuyển đổi

2

  • Chọn cơ chế convert

3

  • Chọn đuôi VHDX

4

5

  • Chọn đường dẫn lưu file VHDX

 6

  • Kết quả

7 

III) Tạo và gắn một ổ đĩa VHDX vào máy ảo

Windows Server 2012 cho phép gắn trực tiếp một ổ đĩa VHDX vào máy ảo khi chúng đang chạy (running).

  • Tạo một ổ đĩa VHDX

1

  • Chọn VHDX

2

3

  • Đặt tên và chọn đường dẫn chứa file VHDX

4

  • Chọn dung lượng

5 

  • Kết quả

6

  • Thực hiện gắn VHDX vào máy ảo

7

  • Add hardware –> Chọn SCSI controller để tạo ra một Device cơ chế SCSI

8

  • Chọn loại Hard Drive cho Device SCSI vừa tạo

9

  • Sau đó thực hiện gắn ổ đĩa VHDX vừa tạo vào –> Chọn Browse và chỉ tới VHDX

10

  • Mở máy ảo lên và kiểm tra

11

IV) Expand ổ đĩa VHDX (Cho phép mở rộng VHDX khi máy ảo đang chạy)

  • Máy ảo đang có ổ đĩa VHDX với dung lượng 20GB

1

  • Chuột phải máy ảo –> Chọn Settings

2

  • Chọn ổ đĩa VHDX –> Chọn Edit

3

4

  • Chọn Expand

5

  • Dung lượng đang có là 20GB, bạn có thể tăng tối đa là 64TB (chuẩn VHDX)

6

  • Kết quả, thêm 20GB cho ổ đĩa

7

V) Shrink ổ đĩa VHDX (Giảm bớt dung lượng ổ VHDX khi máy ảo đang chạy)

  • Cũng như các bước trên nhưng chọn Shrink

4

8

  • Dung lượng hiện hành là 40GB, tối thiểu chỉ giảm 50% dung lượng ổ đĩa

9

  • Kiểm tra kết quả

10

Posted in Virtualization | Tagged , , | Leave a comment

Brain Challenge

brain-challenge1

  • Slogan “Con người chỉ sử dụng hết 10% suy nghĩ trong não”.
  • Brain Challenge là một game trí tuệ, thực hiện qua những bài test và giúp bạn tăng khả năng suy nghĩ.

Tải về tại đây

Posted in Software | Tagged , | Leave a comment

So sánh ảo hóa giữa Microsoft và VMware

A) Khái niệm ảo hóa

1

Đối với các máy tính truyền thống, hệ điều hành và phần mềm được chạy trên nền phần cứng vật lý và phụ thuộc vào phần cứng vật lý. Một hệ điều hành hoặc ứng dụng sẽ tương đương với một server vật lý (1:1). Mô hình này không được linh hoạt và hiệu quả, do chưa khai thác triệt để được tài nguyên phần cứng và chi phí đầu tư hạ tầng khá cao (cable, power, cooling, rack space). Không đáp ứng kịp thời được nhu cầu của doanh nghiệp, tốn khá nhiều thời gian cho việc nâng cấp, triển khai thêm hạ tầng khi nhu cầu kinh doanh được mở rộng.

Công nghệ ảo hóa (Virtualization Technology), một khái niệm trừu tượng đã xuất hiện từ lâu. Là xu hướng tương lai mà doanh nghiệp đang hướng tới, chúng ta hay thường biết đến như máy ảo (virtual machine). Ảo hóa cho phép một server vật lý có thể đáp ứng được nhiều công việc (workload), bằng cách tăng số lượng các máy ảo chạy trên chúng, mỗi máy ảo tượng trưng cho một hệ điều hành (OS) hoặc một ứng dụng (Database, Mail System, Application). Giúp khai thác triệt để tài nguyên phần cứng và giảm chi phí đầu tư hạ tầng.

Để server vật lý có thể trở thành một server phục vụ cho việc ảo hóa, sẽ có một phần mềm ảo hóa hay còn được gọi là hypervisor (nhân ảo hóa) được cài lên các server này. Lớp ảo hóa hypervisor này được các tập đoàn lớn phát triển như VMware, Microsoft, Xen. Và mỗi nhân ảo hóa (hypervisor) của mỗi hãng sẽ có những kiến trúc và tính năng riêng của nó. Hầu hết, nhân ảo hóa này được phát triển dựa trên kiến trúc x86, cho nên hầu hết các máy ảo có thể tương thích và hoạt động tố trên kiến trúc này.

Về khái niệm chung, lớp ảo hóa này là nền tảng để hình thành nên máy ảo (virtual machine). Giúp máy ảo có thể giao tiếp được với phần cứng thông qua lớp ảo hóa. Nhiệm vụ của lớp ảo hóa là quản lý và cấp phát các tài nguyên vật lý cho các máy ảo như (compute, network, storage).

Ảo hóa là phương pháp tốt nhất và mang lại hiệu quả nhất. Giúp doanh nghiệp tối ưu và tận dụng triệt để được hạ tầng, tiết kiệm chi phí đầu tư hơn là các phương pháp truyền thống. Ngoài ra, chúng còn tăng độ sẵn sàng cho doanh nghiệp, giảm thời gian downtime và dễ dàng mở rộng hệ thống (provision) khi doanh nghiệp đang có một sự kiện hay dự án mà cần nhiều tài nguyên của hạ tầng CNTT.

B) Các loại ảo hóa

3

Có 2 loại ảo hóa :

  • Hosted Hypervisor: là lớp ảo hóa được cài trên hệ điều hành. Ví dụ, Microsoft (Hyper-V), VMware (VMware workstation). Lớp ảo hóa này thường chỉ đáp ứng được nhu cầu cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cho việc nghiên cứu/học tập. Chúng thường không có các tính năng chuyên sâu.
  • Bare-metal: là lớp ảo hóa được cài trực tiếp trên server vật lý, hoạt động giống như một OS và thường chiếm rất ít tài nguyên. Ví dụ như VMware (ESX/ESXi), Microsoft (Microsoft Virtualization). Cung cấp các tính năng High Availability (HA), Replication, Load-Balancing.

C) Định nghĩa và kiến trúc của máy ảo

4

Máy ảo được lớp ảo hóa hypervisor cấp phát và giả lập các phần cứng (emulator hardware) cho nên chúng không phụ thuộc vào phần cứng vật lý (CPU, RAM, Memory), không bị các vấn đề và sự cố truyền thống về phần cứng vật lý như trước kia (vấn đề tương thích, hư hỏng, lỗi phần cứng). Một lợi ích nữa là do máy ảo được đóng gói thành một file, cho nên chúng dễ dàng di chuyển sang các máy vật lý ảo hóa khác trong hệ thống, giúp linh hoạt việc quản trị và tối ưu.

2

Máy ảo thực chất là một máy được đóng gói lại thành một file. Mỗi máy ảo khi ta tạo ra sẽ tương đương là một thư mục (folder), trong thư mục này chứa các file định nghĩa nên một máy ảo. Tùy thuộc vào mỗi hãng sẽ có các định nghĩa và kiến trúc file máy ảo riêng của mình. Máy ảo cũng giống như một máy vật lý, chúng có CPU, Memory, Storage và Network riêng của mình, và có thể cài hệ điều hành và ứng dụng trên đó, tất cả là do người quản trị định nghĩa.

D) Lợi ích và tương lai của việc ảo hóa

  • Không chỉ đáp ứng những lợi ích nêu trên, ảo hóa không chỉ tiết kiệm được chi phí vận hành và quản lý mà còn là nền tảng và kiến trúc duy nhất cho các doanh nghiệp nâng cấp hệ thống của mình trở thành nền tảng Cloud Computing. Là giải pháp duy nhất của các nhà cung cấp VDI có thể ảo hóa hệ thống Data Center của mình để phục vụ cho các mục đích kinh doanh.
  • Hiện tại, VMware và Microsoft đang tối ưu hóa các sản phẩm của mình để cho phép triển khai các hạ tầng cloud như: Private Cloud, Public Cloud và Hybid Cloud.

E) So sánh ảo hóa của Microsoft và VMware

Về License

Microsoft

VMware

# of Physical CPU per license

2CPU/ cho một License

1CPU/ cho một License

# of Windows Server VM Licenses per Host

Các máy ảo chạy hệ điều hành Windows Server sẽ không cần phải mua license.

Mỗi máy ảo chạy hệ điều hành Windows Server phải mua license cho chúng.

Includes Anti-virus / Anti-malware protection

System Center Endpoint Protection cho Host và VM, tích hợp trong bộ sản phẩm System Center 2012 R2

vShield Endpoint Protection cho các VM và Virtual Appliance

Includes full SQL Database Server licenses for management databases

Có kèm theo Microsoft MySQL Database cho việc lưu trữ database. Hỗ trợ tới 1000 host và 25,000 VM

Phải mua license database của các hãng khác (Oracle, Microsoft SQL, vPostgres).

Includes licensing for Enterprise Operations Monitoring and Management of hosts, guest VMs and application workloads running within VMs

Chỉ cần mua license sản phẩm Microsoft System Center 2012 R2 thì có thể quản lý tất cả các host, VM, application

Phải mua license sản phẩm vCenter Operation Manager và tính theo số lượng host và VM. Ví dụ: 25, 75, 100 VM hoặc Host.

Includes licensing for Private Cloud Management capabilities – pooled resources, self-service, delegation, automation, elasticity, chargeback/showback

Sản phẩm Microsoft System Center 2012 R2 thì có thể quản lý hạ tầng Private Cloud và các tính năng của chúng

Để có thể quản lý cloud. VMware cung cấp sản phẩm vCloud Suite.

Includes management tools for provisioning and managing VDI solutions for virtualized Windows desktops.

Triển khai giải pháp VDI thông qua role RDS (Remote Desktop Service) trong Windows Server

Để triển khai VDI, VMware cung cấp sản phẩm VMware Horizon View

Includes web-based management console

Có thể quản lý thông qua web bằng System Center 2012 App Controller

Truy cập và quản lý thông qua vSphere Web Client

Về khả năng ảo hóa

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Maximum # of Logical Processors per Host

320

320

Maximum Physical RAM per Host

4TB

4TB

Maximum Active VMs per Host

1024

512

Maximum Virtual CPUs per VM

64

64

Hot-Adjust Virtual CPU Resources to VM

Hyper-V có thể tăng/giảm tài nguyên cho máy ảo khi chúng đang chạy

Tính năng Hot-add cho phép VMware thêm/bớt tài nguyên CPU khi máy ảo đang chạy.

Hot-Add Virtual RAM to VM

Yes (Dynamic Memory)

Yes (Hot-add)

Maximum Virtual RAM per VM

1TB

1TB

Dynamic Memory Management

Quản lý bằng Dynamic Memory

Quản lý bằng tính năng Memory Ballooning trong nhân ESXi

Guest NUMA Support

Hỗ trợ hệ thống NUMA

Hỗ trợ hệ thống NUMA

Maximum # of physical Hosts per Cluster

64

32

Maximum # of VMs per Cluster

8,000

4,000

Virtual Machine Snapshots

Hỗ trợ 50 snapshot/VM

Hỗ trợ 32 snapshot/VM

Bare metal deployment of new Hypervisor hosts and clusters

Yes – Cho phép deploy một Hyper-V host mới thông qua System Center

Yes – Cho phép deploy một ESXi host mới thông qua tính năng Auto Deploy

Manage GPU Virtualization for Advanced VDI Graphics

Ảo hóa GPU đồ họa thông qua RemoteFX trong RDS role

Ảo hóa GPU bằng công nghệ vDGA và vSGA trong sản phẩm Horizon View

Virtualization of USB devices

Yes – Cho phép nhận USB device ở máy remote vào máy ảo, thông qua RemoteFX

Yes – Cho phép nhận USB device ở máy remote vào máy ảo, thông qua USB Pass-through

Boot from Flash

Yes – Boot Hyper-V OS thông qua Windows-To-Go

Yes – Cho phép Boot ESXi Host

Boot from SAN

Cho phép các server không có storage có thể boot OS Hypervisor

Yes – thông qua iSCSI Target Server

Yes – Cho phép các server boot thông qua FC/Iscsi Storage

Về tính năng

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Live Migration of running VMs

Yes

Yes

Live Migration of running VMs without shared storage between hosts

Yes – nhờ vào tính năng Shared Nothing Live Migration

Yes – nhờ vào tính năng Enhanced vMotion

Live Migration using compression of VM memory state

Yes – Hỗ trợ nén memory trước khi chuyển đổi

No

Live Migration over RDMA-enabled network adapters

Yes – cho phép tích hợp RDMA cho quá trình chuyển đổi.

No

Highly Available VMs

Yes – thông qua tính năng Failover ClusteringVM Guest Cluster

Yes – Thông qua tính năng VMWare High Avaialbility (HA)

Failover Prioritization of Highly Available VMs

Yes – Có thể cấu hình độ ưu tiên cho các máy ảo thông qua Priority Settings

Yes

Affinity Rules for Highly Available VMs

Yes

Yes – Thông qua tính năng Affinity Rule cho DRS/DPM

Cluster-Aware Updating for Orchestrated Patch Management of Hosts.

Yes – Có thể update bản vá cho Hyper-V Host và Application thông qua CAU (Cluster-Aware Updating)

Yes – sản phẩm UM (Update Management) cho phép cập nhật các patch, upgrade cho máy ảo, ESXi host, Virtual Appliance

Guest OS Application Monitoring for Highly Available VMs

Yes

Yes – thông qua tính năng vSphere App HA (Apache, IIS, SQL, Sharepoint)

VM Guest Clustering via Shared Virtual Hard Disk files

Yes – thông qua tính năng mới Shared VHDX trong Windows Server 2012 R2

Yes – Thông qua tính năng Shared VMDK

Intelligent Placement of new VM workloads

Yes – System Center 2012 R2 cho phép dự đoán và di dời các máy ảo để cân bằng tải cho các Hyper-V host thông qua tính năng “Intelligent Placement”

Yes – tính năng vSphere DRS cho phép dự đoán và di dời các máy ảo để cân bằng tải cho các ESXi Host trong hệ thống.

Automated Load Balancing of VM Workloads across Hosts

Yes – Dựa trên tính năng Dynamic Optimization trong System Center

Yes – Dựa trên tính năng DRS (Distributed Resource Schedule)

Power Optimization of Hosts when load-balancing VMs

Yes – tối ưu và tiết kiệm điện năng cho các Hyper-V host thông qua “Power Optimization”

Yes – tiết kiệm điện năng thông qua tính năng DPM (Distributed Power Management)

Fault Tolerant VMs

No

Yes – Tính năng VMware FT

Backup VMs and Applications

Yes – Backup máy ảo và ứng dụng dựa trên sản phẩm Data Protection Manager

Yes – Backup dựa trên tính năng vSphere Data Protection

Site-to-Site Asynchronous VM Replication

Yes – Tính năng Hyper-V Replica

Yes – tính năng vSphere Replication

Về Storage

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Maximum # Virtual SCSI Hard Disks per VM

256

120

Maximum Size per Virtual Hard Disk

64TB

62TB

Native 4K Disk Support

Yes – Hỗ trợ định dạng 4K Sector, thường thấy là SSD

No – có công nghệ quản lý riêng là VMFS5

Boot VM from Virtual SCSI disks

Yes

Yes

Hot-Add Virtual SCSI VM Storage for running VMs

Yes

Yes

Hot-Expand Virtual SCSI Hard Disks for running VMs

Yes

Yes

Hot-Shrink Virtual SCSI Hard Disks for running VMs

Yes

Yes – VMware Tool

Storage Quality of Service

Yes – Tính năng Storage QoS

Yes – Tính năng Storage I/O Control

Virtual Fibre Channel to VMs

Yes – Hỗ trợ 4 kênh NPIV cho một máy ảo

Yes – Hỗ trợ 4 kênh NPIV cho một máy ảo

Live Migrate Virtual Storage for running VMs

Yes

Yes

Flash-based Read Cache

 

Yes

Sử dụng tính năng SSD Tier để tăng tốc độ cho máy ảo chạy các ứng dụng đòi hỏi IOPS cao như (DB, Exchange, Web)

Yes

Flash-based Write-back Cache

Yes – Cho phép write xuống SSD Cache, sau một thời gian thì sẽ copy vào HDD

No – chỉ hỗ trợ cache những data nhằm mục đích read

SAN-like Storage Virtualization using commodity hard disks.

Yes – Tính năng Storage Space

No

Can consume storage via iSCSI, NFS, Fibre Channel and SMB 3.0

Yes

Yes

Storage Multipathing

Yes – thông qua tính năng MPIO hoặc SMB Multichannel

Yes – thông qua tính năng VAMP

Thin Provisioning and Trim Storage

Yes – Hỗ trợ Thin Provisioning và Trim Storage

Yes – Hỗ trợ Thin và thick provisioning

Storage Encryption

Yes – Bitlocker

No

Deduplication of storage used by running VMs

Yes – Data Deduplication Role

Yes – Deduplication Store

Provision VM Storage based on Storage Classifications

Yes – tính năng Storage Classification trong System Center 2012 R2

Yes – tính năng Storage Policies trong Storage Profiles

Dynamically balance and re-balance storage load based on demands

Yes – Cân bằng tải I/O cho Storage bằng SMB3.0 Scale Out File Server

Yes – Cân bằng tải thông qua tính năng Storage DRS

Về Network

Microsoft:

Windows Server 2012 R2

System Center 2012 R2

VMware:

vSphere 5.5 Enterprise Plus

vCenter Server 5.5

Distributed Switches across Hosts

Yes – Logical Switches trong System Center 2012 R2

Yes – Mặc định nhân ESXi Host

Extensible Virtual Switches

Yes – nhưng phụ thuộc vào vendor và nếu vendor hỗ trợ thì cấu hình trong Network Virtualization and Switch Extensions

Yes – Mặc định trong nhân ESXi Host

NIC Teaming

Yes – Hỗ trợ 32 NIC cho một Teaming network

Yes – Hỗ trợ 32 NIC cho một Teaming network

Private VLANs (PVLAN)

Yes

Yes

ARP Spoofing Protection

Yes

No

DHCP Snooping Protection

Yes

No

Trunk Mode to VMs

Yes

Yes

Port Monitoring

Yes

Yes

Port Mirroring

Yes

Yes

Dynamic Virtual Machine Queue

Yes

Yes

Single Root IO Virtualization (SR-IOV)

Yes

Yes

Virtual Receive Side Scaling ( Virtual RSS )

Yes

Yes – Card cấu hình cho VM phải là loại VMXnet3

Network Quality of Service

Yes

Yes

Network Virtualization / Software-Defined Networking (SDN)

Yes

Yes – Trong sản phẩm VMware NSX 

Posted in Virtualization | Tagged , | Leave a comment

Thay đổi logo khởi động của Windows 8.1/8

16

Khi bạn khởi động máy tính, hệ thống sẽ khởi động BIOS để kiểm tra các device, việc kiểm tra này gọi là POST (Power-on Self Test). Sau khi kiểm tra các thiết bị phần cứng thì hệ thống sẽ dò tìm file Master Boot Record trong ổ đĩa để load hệ điều hành lên.

Boot Screen là màn hình chờ trong lúc khởi động hệ điều hành. Màn hình boot screen chứa logo của hệ điều hành (Microsoft, Linux, Mac) hoặc logo của nhà sản xuất (OEM : Asus, Acer, Vaio).

Việc thay đổi logo theo ý thích không còn khó khăn đối với người dùng, sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn thay đổi logo của hệ điều hành  Windows 8.1/8 một cách dễ dàng bằng chương trình 8oot Logo Changer.

1) Tải chương trình về tại đây

2) Tiến hành cài đặt :

  • Nhấn Next

1

  • Chọn đường dẫn cài đặt

2

  • Tạo icon ra desktop

3

  • Kết thúc cài đặt và tiến hành chạy

4

3) Sao lưu logo của hệ thống trước khi tiến hành

  • Thẻ Bitmaps, ấn chọn backup để sao lưu

5

6

4) Tiến hành thay đổi logo

  • Chọn Load Picture –> Tìm đến bức ảnh mà bạn muốn làm logo

9

  • Sau khi đã load ảnh lên, tiến hành cắt hình ảnh, sau đó chọn dấu “>” để nạp vào chương trình.

10

  • Bước tiếp theo qua thẻ Testmode để bật tính năng Testsigning mode, tính năng này cho phép bạn thay đổi logo trong hệ thống –> Chọn “Turn it ON or OFF”

8 2

  • Chọn ON

8 3

  • Qua thẻ Bitmaps, chọn “Generate bootres.dll”, để ép hình ảnh của bạn vào file bootres

13 

  • Bước cuối cùng, khởi động lại Windows

15

Posted in Windows 8 | Tagged , | Leave a comment

Data Deduplication – Windows Server 2012 R2

A) Giới thiệu

Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là dữ liệu, dữ liệu của họ luôn gia tăng từng ngày. Việc cần có các giải pháp mở rộng cũng như tối ưu hệ thống lưu trữ dữ liệu là điều cần thiết. Data deduplication (chống trùng lắp dữ liệu) là một tính năng mới của Microsoft, cho phép quét và tìm kiếm những dữ liệu bị trùng nhau trên ổ đĩa. Giúp tiết kiệm dung lượng ổ đĩa đáng kể, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc khả năng truy xuất dữ liệu.

  • Capacity optimization: Lọc và tìm kiếm những dữ liệu trùng lắp trên ổ đĩa, xử lý chúng và thu hồi tài nguyên lãng phí về, giúp cho ổ đĩa luôn được tối ưu và tiết kiệm dung lượng. Hiệu quả hơn các giải pháp khác như Single Instance Storage hoặc NTFS Compression.
  • Scale and performance:  Xử lý 50MB/1giây dữ liệu và cho phép xử lý nhiều ổ đĩa cùng một lúc. Việc xử lý không ảnh hưởng đến các công việc truy xuất dữ liệu trên server. Tiêu thụ ít tài nguyên CPU và RAM cho việc này, nếu Server đang hoạt động cao thì việc xử lý có thể dừng lại. Hỗ trợ việc lập lịch (schedule) và các chính sách xử lý dữ liệu (File Policies).
  • Reliability and data integrity: luôn kiểm tra và xác minh dữ liệu, để đảm bảo tính toàn vẹn. Đồng thời thực hiện truy vấn và kiểm tra cấu trúc của file và thường xuyên tham chiếu tới các khối dữ liệu.
  • Optimization management with familiar tools: cấu hình qua giao diện Server Manager hoặc Windows PowerShell.

Data deduplication tương thích với các tính năng như : Failover Cluster, BranchCache, DFS Replication và File Service Resource Management (FSRM).

Bảng đánh giá quá trình Data Deduplication sau khi quét :

 

Nội dung

Tiết kiệm

User documents

Documents, photos, music, videos

30-50%

Deployment shares

Software binaries, cab files, symbols files

70-80%

Virtualization libraries

Virtual hard disk files

80-95%

General file share

All of the above

50-60%

B) Nguyên tắc hoạt động

Ví dụ, nếu Data deduplication phát hiện có 2 file giống nhau về kích thước và nội dung, nó sẽ xóa bớt 1 file. Chúng hoạt động bằng cách tách dữ liệu ra thành nhiều khối (32-128Kb cho một khối), sau đó chúng đem các khối này so sánh với nhau và lọc ra những khối nào bị trùng. Nếu các khối nào bị trùng thì nó sẽ xóa bớt và chỉ lưu duy nhất 1 bản cho khối đó trên ổ đĩa. Các khối này được lưu trên thư mục System Volume Information của ổ đĩa đó.

Sau khi tính năng Data Deduplication được kích hoạt trên ổ đĩa, chúng bắt đầu lọc và xử lý việc trùng lắp dữ liệu. Trong hình, file abc và file def có khối dữ liệu 3MB giống nhau (A, B, C). Chúng sẽ đưa khối dữ liệu này vào một nơi gọi là Chunk Store (kho chứa dữ liệu trùng lắp), đồng thời trong cấu trúc của file abc và file def, hệ thống sẽ tạo một trường gọi là reparse data chứa con trỏ và trỏ về khối dữ liệu chung này. Quá trình chống trùng lắp dữ liệu này không ảnh hưởng việc truy xuất dữ liệu của người dùng.

2222222

Khi một ổ đĩa kích hoạt tính năng chống trùng lắp dữ liệu, trong ổ đĩa đó sẽ có các thành phần như :

  • Unoptimized File : file không được xử lý, chẳng hạn như những file nhỏ hơn 32KB, file mã hóa, file có thuộc tính mở rộng, file trạng thái hệ thống (system state), SQL Database và Exchange database, những file được ứng dụng xử lý và thay đổi thường xuyên.
  • Optimized file: file được xử lý, là những file document, file máy ảo (VHD), file cài đặt Software và những file ít bị thay đổi nội dụng. Trong cấu trúc của chúng sẽ có một trường reparse data (chứa con trỏ)
  • Chunk store : là kho chứa các dữ liệu trùng lắp

C) Các công việc chính của Data Deduplication

1. Optimization job

Thực hiện quét và đưa các dữ liệu trùng lặp vào chunk store (kho chứa dữ liệu trùng lặp). Đồng thời nén các dữ liệu chunk này, Những dữ liệu nào đã được quét qua thì chúng được gắn nhãn “policy”, tức đã được kiểm tra và xét duyệt.

2. Data Scrubbing Job

Thực hiện quét và kiểm tra các metadata (cấu trúc) của dữ liệu. Đảm bảo cấu trúc dữ liệu được toàn vẹn và không bị thay đổi. Đồng thời quét và phát hiện những dữ liệu nào bị lỗi (corrupt), ghi nhận lại vào một file log. Dựa trên file log đó để thực hiện phân tích và sửa lỗi các dữ liệu này. Với các tính năng như:

  • Nếu dữ liệu nào được thường xuyên truy cập và hơn 100 lần, các dữ liệu đó sẽ được ưu tiên backup. Nếu dữ liệu có bị lỗi (corrupt) thì sẽ lấy bản backup ra để sử dụng.
  • Nếu bạn triển khai tính năng Storage Space để ánh xạ dữ liệu (mirror), thì Data Deduplication sẽ dùng dữ liệu bên ổ đĩa ánh xạ để phục vụ việc truy xuất cũng như thực hiện phục hồi cho những trường hợp dữ liệu bị lỗi.
  • Nếu dữ liệu bị hỏng một đoạn nào đó khi đang được xử lý để đưa vào chunk store, đoạn dữ liệu đó sẽ được bỏ đi và tái tạo lại đoạn khác.

3. Garbage collection jobs

Đôi khi những dữ liệu được người dùng xóa hoặc chỉnh sửa, và chúng không còn trùng lặp trên ổ đĩa. Tính năng này giúp quét và xóa những dữ liệu không còn bị trùng lặp trong chunk store. Khi bạn thực hiện lại tính năng optimization job, thì tất cả dữ liệu cũ trong chunk store tự động bị xóa.

D) Lab Data Deduplication

Mô hình triển khai:

DD

  • Máy AD : địa chỉ IP 172.1.1.1/24, domain huypd.com
  • Máy FS1 : địa chỉ IP 172.1.1.2/24, domain huypd.com, cài tính năng Data Deduplication

Thực hiện:

  • Trên FS1, thực hiện cài tính năng Data Deduplication. Server Manager –> Add roles and features

1

  • Chọn role “File and Storage Services –> File and iSCSI Services –> Data Deduplication

2

3

  • Bài lab này, tôi chép đầy dữ liệu cho ổ E, dữ liệu ở đây là nhạc. Tôi copy 2 lần các dữ liệu này để tạo sự trùng lặp

4

  • Mở Windows PowerShell –> gõ “cd e:” và “Get-ChildItem –Recurse” để xem tất cả các file trong dữ liệu E

8

  • Sau khi đã cài xong tính năng Data Deduplication, bước tiếp theo là kích hoạt tính năng này cho ổ đĩa E –> Vào Server Manager –> chọn “File and Storage services” –> chọn Volumes –> chọn ổ E và chuột phải chọn “ Configure Data Deduplication”

5

  • Deduplicate files older than: thời gian cho là dữ liệu hết hiệu lực và phải thực hiện quét và kiểm tra trùng lặp lại
  • Custom file extensions to exclude: những loại dữ liệu trong ổ E mà bạn muốn bỏ qua việc chống trùng lặp (vd : ở đây tôi thử là GHO, loại trừ những dữ liệu ghost). Sau đó nhấn Add
  • Set deduplication schedule: chọn thời gian thực hiện việc phân loại và chống trùng lặp.

6

  • Chọn thời gian cho việc quét và chống trùng lặp

7

  • Mở Windows Powershell –> gõ “cd e:” và “get-dedupvolume” để kiểm tra xem ổ đĩa này có được thực hiện Data Deduplication chưa.

9

  • Do là lần đầu tiên cấu hình, nên tối thực hiện kích hoạt cơ chế phân loại và chống trùng lặp bằng tay –> Gõ “Start-Dedupjob –Full –Path E: –Type Optmization”

10

  • Sau khi hệ thống tiến hành quét, ta thực hiện lệnh “Get-dedupstatus | fl” để xem kết quả.

11 1

  • Lúc này trong Server Manager cũng đã hiện các thông số và kết quả quét.

12 

  • Thực hiện tính năng Scrubbing bằng lệnh “Start-Dedupjob –Full –Path E: –Type Scrubbing”

13

  • Thực hiện tính năng Garbage Collection bằng lệnh “Start-Dedupjob –Full –Path E: –Type Garbage Collection”

14

Posted in Windows Server 2012 | Tagged , | Leave a comment